NHÀ HÁT LAEISZHALLE: HƠN CẢ MỘT GIẤC MƠ

International Steinway Festival mở ra cho thí sinh cơ hội trình diễn tại Laeiszhalle – một trong những nhà hát danh giá và lâu đời bậc nhất châu Âu.

 

Là nhà hát lớn nhất và hiện đại nhất được xây dựng lúc bấy giờ ở Đức, Laeiszhalle chính thức mở cửa vào ngày 4 tháng 6 năm 1908. Kể từ đó đến nay, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và quốc tế đã trình diễn trên sân khấu của Laeiszhalle.

 

PHÁC HỌA LỊCH SỬ

 

Ngay từ đầu, các nhà soạn nhạc và nhạc trưởng vĩ đại như Richard Strauss, Sergei Prokofiev, Igor Stravinsky và Paul Hindemith lựa chọn nhà hát Laeiszhalle làm nơi để biểu diễn và chỉ huy trình diễn các tác phẩm của họ, và Laeiszhalle vẫn là sân khấu âm nhạc quốc tế hàng đầu cho đến tận ngày nay. Sau tất cả, Đại Sảnh Laeiszhalle được xem là một trong những đại sảnh hòa nhạc xuất sắc nhất ở châu Âu.

 

 

Nhà hát Laeiszhalle là sân khấu của dàn nhạc giao hưởng Hamburger Symphoniker và Philharmoniker Hamburg; nhiều dàn nhạc, dàn hợp xướng và hàng loạt các nghệ sĩ khác ở Hamburg cũng thường xuyên trình diễn hòa nhạc tại đây.

 

XÂY DỰNG BỞI NHỮNG NGƯỜI MẾN MỘ ÂM NHẠC

 

Chủ sở hữu của F. Laeisz – công ty vận chuyển nổi tiếng của Hamburg, ngài Carl Heinrich Laeisz, là người có công xây dựng nên Laeiszhalle. Ông quyết định rằng công ty F. Laeisz sẽ quyên góp số tiền 1.2 triệu mác Đức để biến công trình kiến trúc này thành “một nơi xứng đáng để trình diễn, để thưởng thức âm nhạc tuyệt vời và đỉnh cao”. Laeiszhalle được xây dựng bởi kiến trúc sư Martin Haller và Emil Meerwein, những người đã tạo dựng tên tuổi của mình với việc xây dựng Tòa Thị chính Hamburg.

 

 

NƠI TRÌNH DIỄN CỦA CÁC NGHỆ SĨ TÊN TUỔI

Ngay từ buổi đầu, Laeiszhalle đã viết nên lịch sử âm nhạc: thần đồng violin 12 tuổi Yehudi Menuhin đã có buổi biểu diễn nổi tiếng tại đây vào năm 1930,
và các buổi hòa nhạc của Maria Callas cũng được hoan nghênh không kém.

 

 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tòa kiến trúc Laeiszhalle vẫn được giữ gần như nguyên vẹn, nhưng nhà hát đã trải qua một cuộc giao thoa lạ thường: lực lượng chiếm đóng của Anh đã sử dụng các khán phòng như một trung tâm phát sóng tạm thời cho đài phát thanh quân sự BFN (Mạng lưới lực lượng Anh). Chris Howland – phát thanh viên và dẫn chương trình nổi tiếng người Anh – đã bắt đầu sự nghiệp với tư cách một người dẫn chương trình phát thanh ở đây.

 

Trong những năm 1960, các tiết mục âm nhạc cũng được mở rộng sang nhạc jazz và nhạc pop, với sự biểu diễn của các nghệ sĩ tên tuổi
như Pink Floyd, Lale Andersen, Bee Gees, Udo Jürgens và Elton John.

 

ĐẠI SẢNH VÀ CÁC KHÁN PHÒNG TRONG LAEISZHALLE

 

 

ĐẠI SẢNH

Các buổi hòa nhạc giao hưởng lớn thường diễn ra tại đây: Đại Sảnh Laeiszhalle, với thiết kế tân cổ điển và trần nhà bằng kính độc đáo, có sức chứa hơn 2.000 người. Trên bức tường phía sau của sân khấu là một phong cầm được xây dựng vào năm 1951 bởi công ty Beckerath – một trong những công ty tiên phong về xây dựng phong cầm ở Bắc Mỹ và châu Âu vào những năm 1950. 

 

 

RECITAL HALL

Sê-ri nhạc thính phòng, các bài ngâm thơ, các buổi hòa nhạc dành cho trẻ em và các sự kiện nhạc jazz dường như chỉ dành tổ chức tại Recital Hall
của Laeiszhalle. Được tân trang lại sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Recital Hall là một trong số ít hội trường được bảo tồn nguyên vẹn
theo phong cách những năm 1950 và có thể chứa 640 khách.

 

 

STUDIO E

Studio E có một sân khấu nhỏ quyến rũ bằng ánh sáng ban ngày trực tiếp. Khu vực chỗ ngồi  dành cho khán giả tăng dần
theo một lan can bao quanh bởi sức chứa cho 150 người.

 

 

BRAHMS FOYER

Cái tên Foyer Brahms xuất phát từ tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch của Julian Brahms, được chế tác dành riêng cho Laeiszhalle vào năm 1909 bởi nghệ sĩ Max Klinger của Leipzig. Các buổi hòa nhạc thính phòng và đón tiếp khách cũng như các buổi chụp hình và quay phim được bố trí trong phòng giải trí ở tầng một.
Hơn thế nữa, Foyer Brahms là trung tâm ẩm thực của Laeiszhalle.

 

 

PHONG CẦM

Từ những năm 1950, một phong cầm mạnh mẽ với 59 đường ống, hoạt động dựa trên các nguyên tắc baroque với 4 phím đàn và bàn đạp, có thể được nghe thấy trong Đại Sảnh Laeiszhalle. Phong cầm này là bản hợp đồng đầu tiên của nhà chế tạo phong cầm nổi tiếng Rudolf von Beckerath, người đã xây dựng xưởng sản xuất phong cầm tại Hamburg vào năm 1949.

 

ĐIỂM NHẤN CỦA SỰ KIỆN INTERNATIONAL STEINWAY FESTIVAL

Ngày nay, Laeiszhalle là nơi tổ chức nhiều buổi hòa nhạc lớn, trong đó có buổi hòa nhạc diễn ra hai năm một lần, thuộc sự kiện International Steinway Festival, dành cho các tài năng pianist trẻ tuổi. Với khẩu hiệu “Young talents in concert”, buổi hòa nhạc thường được tổ chức vào sáng chủ nhật của tháng 9,
là điểm nhấn của toàn bộ sự kiện International Steinway Festival.

 

 

Steinway Youth Piano Competition Vietnam 2020 đã mở đăng ký và chào đón tất cả các thí sinh!

Đăng ký TẠI ĐÂY.

 

 

Nguồn tham khảo:

1. Laeiszhalle (2019). Wikipedia.

2. Laeiszhalle (2019). Elbphilharmonie & Laeiszhalle Hamburg.

3. Steinway Piano Competition (2019). Elbphilharmonie & Laeiszhalle Hamburg.

4. Hamburg, Germany (2019). Federico Colli.

5. Steinway Japan (2012). Mr. Yamaguchi has participated in the International Steinway Festival.